Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014

Rủi ro khi mua nhà đất giấy tay

Nhiều hộ dân ở phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội đang lâm vào cảnh dở khóc dở cười vì mua nhà đất giấy tay, trong khi đó chính quyền thu hồi đất không đúng trình tự, thẩm quyền gây bức xúc.

Anh Nguyễn Đình Phi trước ngôi nhà đã bị phá gần hết - Ảnh: T.L.
Anh Nguyễn Đình Phi trước ngôi nhà đã bị phá gần hết - Ảnh: T.L.
Theo anh Nguyễn Đình Phi (32 tuổi, tổ 5, phường Lĩnh Nam), năm 2010 anh mua mảnh đất 52m2 giá 320 triệu đồng. Khi mua chỉ có giấy tờ viết tay, một số giấy nộp thuế nhà đất của nhiều đời chủ cũ hơn chục năm trước. Sau đó anh Phi dựng nhà ở ổn định đến nay. Ngoài anh Phi, tại tổ 5 còn có sáu gia đình cũng mua đất giấy tay.
Phá dỡ nhà không báo trước
Khi được hỏi về việc hộ anh Phi đã năn nỉ dừng phá nhà nhưng cán bộ phường vẫn tiếp tục, ông Thọ cho biết: “Phường tưởng nhà đó không có ai ở nên phá dỡ, khi ông Phi về yêu cầu đừng phá dỡ thì phường đã dừng lại”.
Theo anh Phi, chiều 27-2-2014, khi anh đang đi làm thì nhận được tin cán bộ phường đang phá dỡ nhà của anh. Anh về nhà thì thấy ông Lê Hải Quang, phó chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam, cùng một số cán bộ phường đang phá dỡ nhà cửa, đồ đạc của anh và nhà ông Nguyễn Văn Cường (hộ dân sống ở gần đó). Anh Phi cho biết đã yêu cầu cán bộ phường dừng việc phá dỡ, cung cấp quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Khi cán bộ phường dừng phá dỡ thì ngôi nhà của anh Phi chỉ còn lại một bức tường.
Sau khi hộ anh Phi và ông Cường bị phá nhà, các hộ dân khác đã nộp đơn kiến nghị, đơn kêu cứu đến UBND quận Hoàng Mai và UBND phường Lĩnh Nam.
Ngày 4-3, tại buổi làm việc của UBND phường Lĩnh Nam với các hộ dân, người dân yêu cầu nếu UBND phường có quyết định cưỡng chế thu hồi đất để làm dự án sân chơi cho trẻ em thì phải có đầy đủ các quyết định cưỡng chế, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tuy nhiên UBND phường cương quyết không cung cấp khiến buổi làm việc trở nên căng thẳng.
Theo đại diện UBND phường Lĩnh Nam, trước Tết Nguyên đán phường đã thông báo trên loa phát thanh về việc cưỡng chế đất, dân nghe thì phải thông tin lại cho phường biết khi nào cưỡng chế được. Ý kiến này lập tức gặp phải sự phản đối của người dân. Ông Nguyễn Văn Cường cho biết: “Trước tết nghe xôn xao đất sẽ bị thu hồi, ra tết chúng tôi đã làm đơn gửi UBND phường mong được tái sử dụng đất nhưng chúng tôi không nhận được bất cứ trả lời nào. Rồi giờ đây chúng tôi bị đẩy ra đường, con cái nheo nhóc”.
Ông Nguyễn Đức Thọ (chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam) khẳng định mảnh đất mà bảy hộ dân đang ở trước đây là ao công, sau đó các hộ dân tự ý san lấp thành đất nông nghiệp rồi bán qua tay nhiều lần. “Tôi khẳng định không phải cưỡng chế, không phải thu hồi đất mà là hỗ trợ thu dọn để trả lại mặt bằng đất do phường quản lý. Cũng không có việc phường tự ý tháo dỡ nhà mà các gia đình tự thi hành” - ông Thọ nói.
Theo ông Thọ, phường thu hồi đất để quản lý cho Nhà nước theo đúng Luật đất đai, sau đó thực hiện dự án nào thì sẽ đề nghị với quận. Trước mắt, phường sẽ truy tìm người bán đất cho bảy hộ dân để bắt họ trả tiền cho dân vì họ là những người bán đất trái phép. Theo ông Thọ: “Họ mua bán qua tay nhiều lần, nhiều người nhưng họ giấu thì phường không thể biết được”.
Cấp xã, phường không có thẩm quyền thu hồi đất
Về việc UBND phường Lĩnh Nam nói họ không thu hồi đất mà chỉ đơn thuần yêu cầu các hộ dân thu dọn vật dụng tài sản trên đất để trả lại mặt bằng cho UBND phường, luật sư Ngô Ngọc Trai nhận định: “Đây là xảo thuật ngôn từ nhằm tránh né trách nhiệm”.
Luật sư Trai phân tích “vật dụng trên đất” ở đây không phải đồ dùng cá nhân mà là những căn nhà cấp 4 đã được xây sửa, sử dụng trong hàng chục năm, đầy đủ tiện nghi sinh hoạt. Với những căn nhà đó làm sao dùng từ “thu dọn” được? Đây là cách để UBND phường Lĩnh Nam tránh né trách nhiệm, vì nếu cho đó là đất công thì trách nhiệm của chính quyền phường như thế nào khi để người dân sinh sống sử dụng suốt mấy chục năm?
Ở đây cũng cần nhìn nhận thực tế là các hộ dân mua nhà đất chỉ có giấy tờ viết tay. Đối chiếu với các quy định tại Luật đất đai năm 2003, Bộ luật dân sự năm 2005 thì việc mua bán không đáp ứng yêu cầu của pháp luật về hình thức thủ tục mua bán nhà đất. Tuy nhiên, đất này có nguồn gốc là đất nông nghiệp, theo thời gian các hộ dân đã san lấp dựng chuồng trại chăn nuôi và sau này sửa thành nhà cấp 4 để cho thuê rồi bán cho người mua. Nguồn gốc đất và quá trình sử dụng như vậy thì khi chính quyền thu hồi cần thiết phải lên phương án bồi thường hỗ trợ người dân. Cũng cần lưu ý là theo điều 44 Luật đất đai năm 2003 thì cấp xã, phường không có thẩm quyền thu hồi đất mà thuộc UBND quận.
Sau khi phá dỡ nhà hai hộ dân nói trên, chính quyền phường mới tổ chức làm việc với từng hộ dân. Tại cuộc họp, phường mới hỏi về nguồn gốc nhà đất và quá trình mua bán, sử dụng... Đúng ra việc này phải được thực hiện trước khi phường “cưỡng chế”.

Tin tức nguồn: thành lập doanh nghiệp

Nổ 3 phát súng khống chế kẻ truy sát người ở quán bar

Sau khi đập ly bia vào nữ tiếp viên, vị khách 52 tuổi đã bị Dũng cầm mã tấu truy sát. Cảnh sát phải nổ súng để khống chế Dũng sau khi anh ta đã chém nạn nhân 8 nhát.
Công an có mặt tại bar để vãn hồi trật tự. Ảnh: An Nhơn
Công an có mặt tại bar để vãn hồi trật tự. Ảnh: An Nhơn
22h ngày 2/4, ông Trần Quang Thanh Liêm (52 tuổi) đến quán bar Zone 1 Beer Clup trên đường Bình Phú (phường 11, quận 6, TP HCM) chơi với bạn. Do mâu thuẫn trong lúc phục vụ, ông Liêm đã cự cãi với nữ nhân viên Lâm Hoàng Kim (23 tuổi, ngụ quận 11).
Bị cô gái phản ứng, vị khách trung niên lớn tiếng rồi bất ngờ đập ly bia vào đầu cô gái dẫn đến xô xát. Nhân viên bảo vệ của quán kéo ông Liêm ra ngoài nhưng ông này được cho là tiếp tục “quậy” ở cổng.
Lúc này, Hứa Văn Dũng (26 tuổi, ngụ quận 6), khách quen của bar đã cầm mã tấu đuổi chém ông Liêm khiến cả khu vực hỗn loạn. Nạn nhân bỏ chạy khoảng 100 m thì bị nam thanh niên đuổi kịp, chém nhiều nhát vào tay, chân, đầu và gục tại chỗ.
Lúc này, tổ trinh sát hình sự đặc nhiệm Công an quận 6 đang đi tuần tra phát hiện vụ việc đã yêu cầu Dũng buông hung khí. Tuy nhiên, anh này được cho là vẫn hăng máu chém ông Liêm khiến cảnh sát phải nổ 3 phát súng chỉ thiên trước khi lao vào tước mã tấu, khống chế Dũng.
Bác sĩ cho biết ông Liêm bị chém 8 nhát. Ảnh: An Nhơn
Bác sĩ cho biết ông Liêm bị chém 8 nhát. Ảnh: An Nhơn
Ông Liêm - bị chém 8 nhát cùng cô gái được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Công an quận 6 đang tạm giữ Dũng để điều tra, xử lý.
Theo: vnexpress.net

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Khởi tố vụ án, truy bắt các đối tượng côn đồ chém nhau ở Hạ Long

Lãnh đạo Công an TP Hạ Long cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố vụ án “cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng”, đồng thời tổ chức truy bắt các đối tượng côn đồ đâm chém nhau tại cổng chợ Hạ Long 2 chiều ngày 28/3.

Vụ 2 nhóm thanh niên sau khi va chạm giao thông đã xảy ra cãi vã, rồi lao vào đâm chém nhau lúc 15h ngày 28/3, tại khu vực cổng chợ Hạ Long 2 (Phường Yết Kiêu - TP Hạ Long).
 
Lãnh đạo Công an TP Hạ Long cho biết, nguyên nhân ban đầu là do tranh giành lãnh địa hớt xỉ thải. Sau khi xác minh qua camera ghi lại cuộc hỗn chiến, cơ quan điều tra đã ký quyết định khởi tố vụ án “cố ý gây thương tích và gây rối trật tự công cộng” để điều tra làm rõ chân tướng những đối tượng côn đồ đâm chém nhau gây hoang mang người dân địa phương.
Hung khí tự chế của các đối tượng côn đồ đâm chém nhau kinh hoàng tại TP Hạ Long chiều 28/3
Hung khí tự chế của các đối tượng côn đồ đâm chém nhau kinh hoàng tại TP Hạ Long chiều 28/3
Theo thông tin ban đầu của vụ án, vào sáng ngày 28/3, tại khu vực hồ thải xỉ của Nhà máy nhiệt điện Hà Khánh (phường Hà Khánh, TP Hạ Long), có 2 nhóm thanh niên cùng mang dù, bạt đến bờ hồ làm lán ở với mục đích hớt váng xỉ thải trên mặt hồ để bán cho cơ sở ép gạch.
Trong quá trình dựng lán, giữa 2 nhóm đã có sự tranh giành và hẹn vào 15h cùng ngày đến gặp nhau tại khu vực chợ Hạ Long II để thỏa thuận việc hớt váng xỉ. Thế nhưng, khi gặp nhau giữa 2 nhóm đã không thống nhất được nên xảy ra xô xát, đánh nhau, có sử dụng hung khí khiến cuộc hỗn chiến trở nên khốc liệt và đẫm máu.
Kết quả, sau vụ hỗn chiến, có 4 người trong một nhóm bị đánh trọng thương. Trong đó, một người bị thương nghiêm trọng.
Hiện trường vụ đâm chém sát cạnh chợ Hạ Long 2
Hiện trường vụ đâm chém sát cạnh chợ Hạ Long 2
Ngay sau đó, Công an tỉnh Quảng Ninh và Công an TP Hạ Long đã phối hợp các phòng nghiệp vụ liên quan tập trung lực lượng tiến hành các biện pháp điều tra làm rõ vụ việc.
Đến ngày 30/3, CQĐT đã xác định rõ danh tính số người trong nhóm bị thương và một số đối tượng trong nhóm còn lại.  Theo đó, lực lượng chức năng đã tiến hành lập hồ sơ và yêu cầu 6 thanh niên được các nhóm trên thuê hớt váng xỉ trở về địa phương (thôn Xích Thổ, xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ) để phối hợp với CQĐT làm rõ. Hiện các trinh sát đang tiếp tục mở rộng truy bắt các đối tượng bỏ chạy sau khi gây án.
Cùng đó, Công an TP Hạ Long đã làm việc với Nhà máy nhiệt điện Hà Khánh, phối hợp kiểm tra, dỡ bỏ các lều, lán dựng trái phép tại khu vực hồ xỉ thải gây mất trật tự về quản lý an ninh tại khu vực cảng Làng Khánh thuộc phường Hà Khánh, - nơi được nhận định là điểm nóng về các hoạt động trung chuyển than ở TP Hạ Long, bởi tài nguyên than dưới lòng đất được Nhà nước giao cho các Công ty than quản lý, bảo vệ khai thác như: Cty than Hòn Gai; Tập đoàn Tthan Đông Bắc; Cty than Hạ Long…
Đường vào cảng Làng Khánh, điểm nóng trung chuyển than tại TP Hạ Long từ nhiều năm trở lại đây
Đường vào cảng Làng Khánh, điểm nóng trung chuyển than tại TP Hạ Long từ nhiều năm trở lại đây
Trước đó, như Dân trí đã đưa tin, ngay sau khi tiếp nhận báo cáo thông tin vụ hỗn chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký công văn số  1478/UBND-NC yêu cầu Công an Quảng Ninh và TP Hạ Long khẩn trương điều tra làm rõ vụ đâm chém nhau giữa hai nhóm thanh niên để xử lý nghiêm theo qui định của pháp luật.
Chúng tôi sẽ tiếp tục đưa tin.
(Nguồn: dantri.com.vn)

Cựu thượng tá lừa 12 tỷ đồng đầu tư dự án nhà ở

Ông Cường bị cáo buộc đã lợi dụng danh nghĩa Bộ Công an để chiếm đoạt hơn 12 tỷ đồng của một doanh nghiệp tư nhân góp vốn đầu tư dự án xây nhà cho cán bộ công an.
Ngày 28/3, TAND Hà Nội tuyên phạt bị cáo Trần Minh Cường (50 tuổi, nguyên thượng tá công an) án 15 năm tù về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo bản án, ông Cường công tác tại Bộ Công an. Khi Bộ có dự án xây nhà ở cho cán bộ, ông được phân công giao dịch với các đối tác để triển khai. Không được nhận tiền góp vốn, song thượng tá công an này vẫn lấy danh nghĩa cơ quan mời doanh nghiệp tư nhân đầu tư, hứa hẹn sẽ chia đất dự án sau khi hoàn thành.
Cụ thể, đầu năm 2010, bị cáo nói với bà Nguyễn Thị Hường, chủ doanh nghiệp Mạnh Hưng ở Nam Định, về khả năng xin được đất cho dự án. Ông mời bà Hường tham gia đầu tư, đưa bản thảo công văn tự soạn thảo gửi UBND Hà Nội cho xem...
Từ đầu năm 2010 đến 31/5/2013, ông Cường nhận của doanh nghiệp tư nhân Mạnh Hưng tổng cộng hơn 12 tỷ đồng. Quá trình nhận tiền, ông thông báo với bà Hường thủ tục xin cấp dự án đã xong ở các cấp, chỉ chờ quyết định cuối cùng của lãnh đạo Hà Nội, song theo điều tra ông chưa nộp hồ sơ dự án tới cơ quan chức năng nào.
Theo bản án, ông Cường đã sử dụng cá nhân số tiền chiếm đoạt, hiện mới trả lại cho doanh nghiệp Mạnh Hưng và những người tham gia góp vốn hơn 5 tỷ đồng.
Tòa cho biết do bị cáo thân nhân tốt nên đã xem xét giảm nhẹ một phần trách nhiệm hình sự.
(Nguồn: vnexpress.net)

Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014

Không mời được rượu, nam công nhân bị đánh tử vong

Do tại đám cưới không mời được anh Lê Duy Hào (SN 1992, trú tại Nam Dương - Lục Ngạn, Bắc Giang) uống rượu nên 4 thanh niên đã ra tay đánh hội đồng dẫn đến việc anh Hào tử vong.

Công an huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) cho biết, cơ quan này đang tiến hành tạm giữ hình sự đối với Phạm Văn Trịnh (SN 1992), trú tại Trù Hựu - Lục Ngạn để điều tra về cái chết của anh Lê Duy Hào (SN 1992), trú tại Nam Dương - Lục Ngạn. Trước đó, vào đêm 15/3, người dân phát hiện một nam thanh niên nằm chết trước cửa quán hát karraoke H.A thuộc địa bàn thôn Tân Tiến, xã Trù Hựu.
Nhận được tin báo, Công an xã Trù Hựu và Công an huyện Lục Ngạn đã có mặt tại hiện trường.
Nơi phát hiện thi thể nạn nhân Lê Duy Hào
Nơi phát hiện thi thể nạn nhân Lê Duy Hào
Qua khám nghiệm hiện trường nạn nhân được xác định là Lê Duy Hào.  
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy, nạn nhân bị rách vùng khóe mắt, có máu trong mũi, lưỡi bị rách, có máu tụ sau gáy, lá lách bị dập dẫn đến tử vong.
Theo cơ quan điều tra, từ lời khai của một số bạn bè và người thân của nạn nhân, công an xác định, nguyên nhân sự việc được bắt đầu vào ngày 15/3,  Hào có đi đám cưới một người bạn ở xã Quý Sơn (Lục Ngạn). Do không mời được Hào uống rượu nên một số thanh niên, trong đó có Phạm Văn Trịnh đã nảy sinh mâu thuẫn với Hào .
Ngày  17/3, Phạm Văn Trịnh đã đến Công an  huyện Lục Ngạn đầu thú. Tại Cơ quan điều tra, Trịnh khai nhận, Do không mời được Hào uống rượu nên một số thanh niên, trong đó có Phạm Văn Trịnh đã nảy sinh mâu thuẫn với Hào .
Sau khi rời khỏi đám cưới, Hào đã cùng Trịnh và 3 thanh niên khác đi uống nước để giảng hòa. Trong lúc uống nước, Trịnh đã tát  Hào 4 cái, sau đó Trịnh vào bên trong thanh toán tiền nước, ở phía ngoài, 3 người còn lại lao vào hành hung Hào dẫn đến việc Hào tử vong
Ban thờ nạn nhân Hào tại gia đình
Ban thờ nạn nhân Hào tại gia đình
Bà Nguyễn Thị Ngoãn (mẹ nạn nhân) cho biết, Hào là con út trong một gia đình có 4 anh chị em và Hào không phải là người thích đua đòi, ăn chơi, đàn đúm theo chúng bạn. Trước khi xảy ra sự việc, Hào vẫn làm công nhân tại một công ty trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Ông Đỗ Duy Ngọc - Trưởng Công an xã Trù Hựu cho biết, sau khi nhận được tin báo, Công an xã Trù Hựu đã có mặt ở hiện trường. Xác định nạn nhân đã tử vong, lực lượng Công an xã tập trung bảo vệ hiện trường, đồng thời báo cáo lên Công an huyện Lục Ngan.
Liên quan đến sự việc, ngày 27/3 Công an huyện  Lục Ngạn cho biết, đã tiến hành triệu tập và ra quyết định tạm giữ hình sự với 3 đối tượng khác có nghi vấn liên quan đế vụ việc để điều tra, xác minh rõ nguyên nhân sự việc.
(Nguồn: dantri.com)

 

Lộ diện trùm đường dây giả cảnh sát gọi điện lừa tiền tỷ

Dưới sự điều khiển của ông trùm người Đài Loan, Ngôn và Ngọc thu mua thẻ giao cho nhóm lừa đảo để hưởng hàng nghìn USD.

Ngày 26/3, Phòng CSĐT tội phạm về Kinh tế và Chức vụ (PC46, Công an TP HCM) đã tống đạt quyết định khởi tố, bắt giam Lê Văn Ngôn (42 tuổi) để điều tra về hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó vài ngày, đồng phạm của Ngôn là Dương Ngọc (43 tuổi) cũng bị bắt về cùng hành vi.
Ngon-2304-1395852633.jpg
Ngôn bị cảnh sát bắt giam để điều tra. Ảnh: C.A
Theo cơ quan điều tra, 2 bị can này thuộc đường dây lừa đảo xuyên quốc gia, sử dụng công nghệ cao kết nối vào đường truyền điện thoại của các cơ quan pháp luật Việt Nam để gọi điện hăm dọa, lừa tiền nhiều người. Cầm đầu nhóm này là Hsu Li Tsung (quốc tịch Đài Loan).
Trong thời gian sống ở Đài Loan, Ngọc quen với ông trùm này và hai bên bàn thảo kế hoạch "hợp tác làm ăn". Cuối năm 2013, Ngọc về Việt Nam thuê nhiều người làm thẻ thanh toán quốc tế rồi cung cấp cho Tsung để lừa đảo.
Còn Ngôn quen Tsung khi ông ta đến Việt Nam. Người này nhanh chóng nhận lời huy động nhiều người làm thẻ ATM có thanh toán quốc tế để giao lại cho ông ta. Chỉ trong thời gian ngắn Ngôn đã bán cho Tsung đến 40 thẻ
Ngày 12/2, Tsung cùng đồng bọn đã gọi đến nhà bà Như ở quận Bình Thạnh, giả nhân viên tổng đài báo nợ cước gần 9 triệu đồng. Bọn chúng cho biết khoản tiền này là chi phí của một công ty mà bà Như đứng tên ở Hà Nội. Do nợ cước quá lâu nên hồ sơ vụ việc đã được chuyển cho công an. "Nếu muốn phản ánh, trình bày gì thì bà gọi đến Công an Hà Nội nói chuyện", kẻ giả nhân viên tổng đài đề nghị.
Theo hướng dẫn, bà Như  gọi vào số 041080 thì được nối máy trực tiếp với băng nhóm của Tsung đang giả là công an. Người tự xưng là lãnh đạo Công an TP Hà Nội doạ nạt rằng bà đang là nghi can trong đường dây rửa tiền. Biết bà có số tiền gửi ngân hàng, viên “cảnh sát” này yêu cầu chuyển tiền để chúng xác minh “nếu tiền trong sạch sẽ chuyển trở lại trong vòng vài giờ”.
Tin lời, bà Như đã chuyển 337 triệu vào tài khoản mà chúng cung cấp. Ngay sau đó, bọn này lại yêu cầu bà chuyển thêm 60 triệu đồng nhưng bà cảnh giác báo công an. Bằng thủ đoạn tương tự, những ngày tiếp theo, nhóm này gọi vào số của 2 người phụ nữ ở quận Gò Vấp và Bình Thạnh lừa thêm gần 200 triệu đồng.
Qua điều tra, cảnh sát xác định Ngọc, Ngôn có liên quan đến đường dây này nên bắt giữ. Tại cơ quan điều tra, bộ đôi thừa nhận biết Tsung dùng thẻ để lừa đảo nhưng vì được chia nhiều tiền nên đồng ý tham gia. Tổng cộng Ngôn được chia 7.000 USD và hơn 67 triệu đồng là chi phí mua thẻ và 5% lợi nhuận từ lừa đảo. Còn Ngọc cũng được hưởng khoảng 140 triệu.
Cảnh sát đang mở rộng điều tra.
(Nguồn: vnexpress.net)

 

Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014

Những trường hợp không được thành lập doanh nghiệp

Tại sao lại không được thành lập doanh nghiệp? Quy định nào về những trường hợp không được thành lập doanh nghiệp? Sau đây, Vinalaw xin được giải thích và cung cấp thêm thông tin về những đối tượng, trường hợp không được thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật mới nhất.
 
Theo quy định tại Điều 13 Luật Doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp, trừ trường hợp sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
-  Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
-  Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
-  Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản. Theo khoản 2, Điều 94 Luật Phá sản, chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Giám đốc (Tổng giám đốc), Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp, Chủ nhiệm, các thành viên Ban quản trị hợp tác xã bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, không được làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn từ một đến ba năm kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, hạn chế trên không áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản do trường hợp bất khả kháng.
Ngoài những hạn chế về các đối tượng không được thành lập doanh nghiệp nêu trên, tại khoản 3 Điều 141, Điều 133 Luật Doanh nghiệp quy định một cá nhân chỉ được quyền đăng ký thành lập một doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên của một công ty hợp danh (trừ trường hợp các thành viên hợp danh còn lại có thỏa thuận khác).
Không dùng công quỹ để thành lập doanh nghiệp
Tại Điều 14, Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/10/2010 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp quy định: Nghiêm cấm cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ để thành lập doanh nghiệp, góp vốn và mua cổ phần của doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình.
Tài  sản của Nhà nước và công quỹ  bao gồm: Tài sản được mua sắm bằng vốn ngân sách nhà nước và vốn có nguồn gốc ngân sách nhà nước; Kinh phí được cấp từ ngân sách nhà nước; Đất được giao sử dụng để thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật; Tài sản và thu nhập khác được tạo ra từ việc sử dụng các tài sản và kinh phí nói trên; Kinh phí được tài trợ bởi Chính phủ, tổ chức và cá nhân nước ngoài;
Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần vào ít nhất một trong các mục đích sau đây: Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả cán bộ, nhân viên của cơ quan, đơn vị; Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.
Căn cứ những quy định trên, ông Thịnh cần đối chiếu để xác định đối tượng không được thành lập doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp.
Ngoài các đối tượng bị cấm, tất cả các tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài khác đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Việt Nam đòi TQ bồi thường cho ngư dân

Ngư dân Quảng Ngãi coi vùng biển gần Hoàng Sa là 'ngư trường truyền thống'
Bộ Ngoại giao Việt Nam vừa trao công hàm cho sứ quán Trung Quốc yêu cầu "bồi thường thỏa đáng" cho các ngư dân bị cản trở hoạt động ở Biển Đông.
Thông tấn xã Việt Nam cho hay Cục Lãnh sự của bộ này đã "trao công hàm cho Đại sứ quán Trung Quốc phản đối việc Trung Quốc vi phạm chủ quyền ở biển Đông và yêu cầu bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam".
Lý do là từ đầu năm đến nay, một số tàu cá Việt Nam khi đang "hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị phía Trung Quốc ngăn chặn, truy đuổi và gây thiệt hại về tài sản".
Cục Lãnh sự có nhắc tới hai trường hợp tàu cá Quảng Ngãi số hiệu QNg 90055 TS và QNg 96074 TS bị tàu ngư chính của Trung Quốc truy đuổi, phá hoại và tịch thu tài sản hôm 7/1 và 1/3.
Các chi tiết mà Cục này đưa ra về các tàu có hơi khác so với chi tiết được nêu trên báo chí trước đó về số ngư dân trên tàu và thành phần phía tàu Trung Quốc, tuy nhiên hành động của phía Trung Quốc trong các trường hợp đều là gây hấn và xua đuổi tàu cá Việt Nam trong vùng biển gần quần đảo Hoàng Sa mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều tuyên bố chủ quyền.
Từ đầu 2014, được biết đã có bốn vụ tàu của ngư dân Quảng Ngãi bị người Trung Quốc tấn công ở Hoàng Sa.
Theo Thông tấn xã Việt Nam, hôm 17/3, đại diện Cục Lãnh sự đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm.
"Việt Nam cho rằng những hành động trên của các lực lượng chức năng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, xâm phạm tài sản và lợi ích hợp pháp của ngư dân Việt Nam, đi ngược lại nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước về việc đối xử nhân đạo với ngư dân.“
Việt Nam đã nhiều lần yêu cầu Trung Quốc điều tra các vụ ngược đãi và tịch thu tài sản của ngư dân Việt.
Bộ Ngoại giao cũng đã nhiều lần trao công hàm phản đối và đòi bồi thường.
Tuy nhiên cho tới nay chưa có thông tin gì về việc Trung Quốc chấp nhận bồi thường hay xin lỗi.
Nguồn: BBC

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

Hung thủ ném nam sinh xuống sông phủ nhận có đồng phạm

Sau 9 ngày bị tạm giữ hình sự, An vẫn khẳng định vì muốn tống tiền gia đình Đạt nên một mình thực hiện hành vi cho bạn uống thuốc mê, trói bỏ vào bao tải rồi vứt xuống sông.

Ngày 20/3, Công an TP HCM đã có quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Kim An (19 tuổi, ngụ Bình Thuận) để điều tra về các hành vi Giết người và Cướp tài sản. Nạn nhân là Lưu Vĩnh Đạt (tự "Chẩy", 18 tuổi).
An-hungthu-5326-1395356835.jpg
Nguyễn Kim An tại cơ quan điều tra. Ảnh: A.X
Theo điều tra ban đầu, chiều 26/2, An rủ Đạt về phòng trọ gần trường để trao đổi lịch học. Trong cuộc trò chuyện, nghe cậu bạn nói về việc gia đình có mấy tỷ đồng gửi ngân hàng nên An nảy sinh ý định bắt cóc rồi tống tiền.
Để thực hiện kế hoạch, An đi ra ngoài mua một chai trà xanh, uống hết gần nửa rồi pha 6 viên thuốc an thần vào phần nước còn lại, đem mời Đạt. Khi bạn mê mệt, An lấy dây trói gập gối lên đầu rồi lấy 2 bao tải trùm vào.
Tên này sau đó dùng chính xe máy của Đạt chở bao tải đến cầu Phú Mỹ để ném xuống sông. Chiếc xe chiếm đoạt được An mang gửi ở một bãi giữ xe gần nhà trọ, điện thoại iPhone 4 của nạn nhân hắn giữ sim còn máy vứt xuống mương nước trên đường. Sáng hôm sau, An dùng sim này nhắn tin thông báo đã bắt cóc Đạt và gia đình bạn phải chuộc giá 500 triệu đồng.
Chiều 4/3, bảo vệ Cảng Tân Thuận 2 (phường Tân Thuận Đông, quận 7) phát hiện thi thể Đạt đang trong quá trình phân hủy. Nạn nhân mặc áo đồng phục trường Ngô Gia Tự, cơ quan điều tra đến xác minh nhưng nhà trường không phát hiện có học sinh mất tích. 3 ngày sau, cha mẹ Đạt nhận ra xác con trai qua sợi dây chuyền kim loại đen gắn hình phật Di Lặc màu xanh ngọc và một số đặc điểm khác.
Vào cuộc điều tra, Công an TP HCM xác định An là nghi phạm chính nên đã tiến hành bắt giữ. Đến thời điểm này An khẳng định "chỉ hành động một mình, không có đồng phạm".
Cảnh sát đang mở rộng điều tra và làm rõ lời khai có nhiều mâu thuẫn của tên này.
Nguồn: vnexpress.net

 

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Đã tìm được cháu bé bị bắt cóc tại bệnh viện Hùng Vương

Ngày 19/3, Công an quận 5 (TPHCM) xác nhận đã tìm thấy cháu bé sơ sinh 1 ngày tuổi bị bắt cóc tại Bệnh viện Hùng Vương vào chiều 17/3. Hiện Công an đang chuẩn bị các thủ tục để bàn giao cháu bé cho gia đình.

Như Dân trí đã đưa tin, lúc 19h ngày 17/3, Bệnh viện Hùng Vương (quận 5, TPHCM) đã xảy ra vụ bắt cóc trẻ sơ sinh 1 ngày tuổi là con của sản phụ Nguyễn Thị Phương Th. (30 tuổi, quê Trà Vinh, tạm trú Củ Chi, TPHCM).
Sản phụ Nguyễn Thị Phương Th. (áo hồng) tại bệnh viện Hùng Vương
Sản phụ Nguyễn Thị Phương Th. (áo hồng) tại bệnh viện Hùng Vương
Ngay khi nhận được tin báo, được sự chỉ đạo của Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó Giám đốc CATP, ngay trong đêm 17/3, Công an quận 5 đã nhanh chóng triển khai nhiều biện pháp nghiệp vụ truy tìm cháu bé.
Ngay sau đó, Công an quận 5 đã thông báo cho Công an 23 quận, huyện, thông tin về vụ việc liên quan và đối tượng nghi vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Lúc 10h15 ngày 19/3, Huỳnh Thị Ngọc Thủy (37 tuổi, thường trú quận 3, chỗ ở hiện nay huyện Nhà Bè) cùng Nguyễn Văn Nghĩa Em, 56 tuổi, ngụ tại huyện Nhà Bè (chồng Thủy) đã bồng cháu bé khoảng 2 ngày tuổi đến khoa hậu sản để xin trả lại cháu bé.
Bệnh viện Hùng Vương đã xác định cháu bé đúng là con của chị Nguyễn Thị Phương Th.
Tại cơ quan Công an, đối tượng bước đầu khai nhận từ năm 2010 Thủy đã sống như vợ chồng với anh Nguyễn Văn Nghĩa Em, đến tháng 3/2013 thì phát hiện mình có thai, nhưng sau đó bị sẩy thai.
Đối tượng giấu gia đình và dự định đến ngày sinh sẽ tìm cháu bé khác thay vào. Từ sau Tết Nguyên đán 2014, đối tượng đã tìm cách thực hiện ý định trên.
Bệnh viện Hùng Vương
Bệnh viện Hùng Vương
Đến ngày 17/3 lợi dụng sơ hở của người chị Nguyễn Thị Phương Th. và bệnh viện, Thủy đã tiếp cận, xin bồng cháu bé đi chơi và mang con của chị Th. về nhà và nói là con của mình vừa mới sinh.
Mặc dù chồng và gia đình chồng có nghi ngờ nhưng chưa có quyết định trả lại cháu bé. Tuy nhiên, sáng ngày 19/3, sau khi các báo đồng loạt đưa tin về việc cháu bé bị mất tích tại bệnh viện Hùng Vương và nêu đặc điểm nhận dạng đối tượng nghi vấn (giống đối tượng Thủy) nên đối tượng hoảng sợ và cùng chồng bồng cháu bé đến bệnh viện xin trả lại, sau đó đầu thú trước cơ quan công an. Công an quận 5 tiếp tục điều tra làm rõ.
Nguồn: dantri.com

 

Ký ức kinh hoàng của thương nhân Việt bị bắt cóc ở Trung Quốc

“Hai đêm đầu tiên sau khi được giải cứu hầu như tôi đều thức trắng, không thể ngủ nổi. Ký ức về 16 ngày bị đánh đập, doạ nạt, có thể bị thủ tiêu bất kỳ lúc nào cứ trở đi trở lại…”

“Hét giá” 20 tỷ đồng tiền chuộc
Như Dân trí đã đưa tin, Cục Cảnh sát Hình sự (C45 - Bộ Công an) vừa phối hợp với Công an Trung Quốc giải cứu thành công anh Nguyễn Thế Anh (SN 1975, trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội), thương nhân người Việt Nam, và Vũ Đình Chiến (SN 1987), thông dịch viên của anh Thế Anh, bị bắt cóc khi sang Trung Quốc giao dịch làm ăn.
Trở về trong vòng tay bạn bè, người thân đã gần 1 tuần lễ song anh Thế Anh vẫn chưa nguôi ngoai ký ức kinh hoàng về những ngày bị nhóm giang hồ người Trung Quốc bắt giữ, tra tấn, đe dọa. Anh Thế Anh cho hay, là giám đốc một công ty xuất nhập khẩu, anh thường xuyên có các cuộc tiếp xúc, giao lưu với các doanh nghiệp Trung Quốc phía bên kia biên giới.
Anh Thế Anh nhớ lại những ngày tháng kinh hoàng trong tay nhóm giang hồ Trung Quốc.
Anh Thế Anh nhớ lại những ngày tháng kinh hoàng trong tay nhóm giang hồ Trung Quốc.
Ngày 17/2, tại Cao Bằng, anh cùng thông dịch viên Vũ Đình Chiến có cuộc gặp gỡ với một doanh nhân người Trung Quốc tên là Lủng. Sau khi cho anh Thế Anh số điện thoại di động, Lủng hẹn anh nếu có dịp sang Trung Quốc thì gặp gỡ, tạo cơ hội làm ăn.
Chiều cùng ngày, anh Thế Anh cùng người phiên dịch làm thủ tục sang Nam Ninh (Trung Quốc) qua cửa khẩu Trà Lĩnh (Cao Bằng) để thăm hỏi, chúc tết các bạn hàng lâu năm. Trưa ngày 18/2, trong khi anh Thế Anh và bạn bè ăn cơm thì Lủng cũng tạt qua một lát.
Tối hôm đó, sau khi ăn cơm cùng nhau, Lủng mời anh Thế Anh và Chiến đi uống trà. Lủng đánh xe, đưa Thế Anh và Chiến đến một quán trà khá vắng vẻ. Khoảng 21h cùng ngày, khoảng chục đối tượng bất ngờ xuất hiện, xông vào khống chế Thế Anh và Chiến.
“Có tên đội mũ, có tên mặc áo có mũ trùm đầu, nhưng đều trông rất hầm hố với “hàng nóng” đầy người. Chỉ trong vòng chưa đến 10 giây, hai anh em bị chúng khoá tay, đẩy lên một chiếc xe ô tô chờ sẵn rồi phóng vút đi. Chúng tịch thu điện thoại di động, tháo pin, tháo sim vứt đi.” - anh Thế Anh kể.
Chiếc xe chạy khoảng 4 tiếng đồng hồ thì dừng lại. Đám giang hồ dong 2 con tin men theo đường núi, lên một khu nghĩa trang. Tại đó, hai chiếc huyệt được đào sẵn. Chúng trói giật cánh khuỷu hai người, tên thì cầm gậy vụt, tên thì đấm đá…
Sau màn tra tấn, một tên xốc nách Chiến đứng dậy, nói: “Mày bảo ông chủ của mày mau nôn ra đây 600 vạn Nhân dân tệ (khoảng 20 tỷ đồng) thì hai đứa sẽ được sống sót trở về”. Thế Anh bảo: “Hôm nay chỉ sang đây chơi thăm bạn bè không mang nhiều tiền thế”. Tên giang hồ tiếp: “Thế thì mày phải gọi điện về nhà, bảo người thân mau gửi tiền cho bọn tao”.
Quá trình thương thuyết, từ 600 vạn, các đối tượng rút xuống còn 300 vạn, và “giá chốt” cuối cùng là 200 vạn Nhân dân tệ (khoảng 7 tỷ đồng). Để giữ tính mạng, anh Thế Anh buộc phải đồng ý.
Gần 100 cảnh sát Trung Quốc giải cứu con tin
Được lệnh từ xa của “ông chủ”, các đối tượng vẫn trói anh Thế Anh và Chiến, bắt quỳ suốt đêm bên bãi tha ma, mặc cho mưa gió xối xả. Khoảng 5h sáng hôm sau, nhóm giang hồ mới cởi trói rồi nhốt Thế Anh và Chiến mỗi người trong một căn phòng nhỏ. Các đối tượng chia nhau ngồi ngoài canh giữ. Trưa hôm sau, chúng mới cho hai con tin ăn một bát cháo.
Những ngày sau đó, các đối tượng liên tục thay đổi địa điểm giam giữ anh Thế Anh và Chiến. Cứ 1-2 ngày, chúng lại tống 2 người lên xe ô tô, đưa đi xa chừng 30-100 km rồi bắt gọi điện thoại về nhà để giục người nhà nộp tiền chuộc.
Mỗi ngày, Thế Anh và Chiến được nhóm giang hồ cho ăn 2 lần. “Khi ngủ, lúc nào cũng có một đối tượng nằm bên cạnh. Cảm giác mình có thể bị chúng thủ tiêu bất cứ lúc nào…” - anh Thế Anh nhớ lại.
Anh Vũ Đình Chiến thì kể, các đối tượng thường xuyên dựng dậy anh vào ban đêm, yêu cầu chuyển tiền cho chúng thì sẽ được thả còn không chỉ có nước chết. Nhiều lần chúng còn dẫn anh ra khu vực ao cá, doạ sẽ đẩy xuống ao.
Rất may trong quá trình chúng cho gọi điện về nhà, Thế Anh đã cung cấp được vị trí nơi anh đang bị nhốt. Từ đó Công an, Biên phòng Việt Nam và Trung Quốc đã phối hợp giải cứu thành công.
Nhận được đơn trình báo của gia đình bị hại, Cục C45 - Bộ Công an phối hợp với Văn phòng Interpol đã khẩn trương phối hợp với Công an Trung Quốc tiến hành nhiều biện pháp để giải cứu con tin. Công an Trung Quốc đã nhanh chóng xác định được nơi anh Thế Anh bị giam giữ.
Ngày 5/3, gần 100 cảnh sát Trung Quốc đã đột kích, bắt toàn bộ nhóm đối tượng đang giam giữ Thế Anh cùng nhiều nhóm tội phạm khác đang trú ngụ tại khu vực này.
“Lúc đó là khoảng 12h trưa, tôi đang nằm ngủ và có một đối tượng người Trung Quốc lúc nào cũng kè kè bên cạnh. Bất ngờ có một tiếng động lớn vang lên khiến tôi giật mình, sởn gai ốc. Thì ra một nhóm cảnh sát đặc nhiệm với đầy đủ súng ống đã đạp cửa ập vào. Sau khi được đưa về Công an tỉnh Quảng Đông, tôi mới biết là mình đã được giải thoát” - Thế Anh kể.
Khoảng 2 giờ sau, một tổ công tác khác của Công an Trung Quốc đã lần theo dấu vết nhóm đối tượng ở Nam Ninh. Khi ba đối tượng đang dẫn Chiến di chuyển ra một khu vực khác, tổ công tác đuổi kịp, bắt gọn.
Sau khi giải cứu con tin, Công an Trung Quốc đề nghị anh Thế Anh và Chiến ở lại một thời gian để ghi lời khai, truy bắt những tên cầm đầu, mở rộng vụ án.
“Hai đêm đầu tiên sau khi được giải cứu, hầu như tôi đều thức trắng, không thể ngủ nổi. Ký ức về 16 ngày bị đánh đập doạ nạt, bị thủ tiêu bất kỳ lúc nào cứ trở đi trở lại. Có lúc tôi đã nghĩ rằng mình không bao giờ còn có cơ hội trở về với vợ con nữa rồi…” - anh Thế Anh vẫn chưa hết bàng hoàng khi nhớ về những ngày ở nước bạn.
Nguồn: dantri.com

 

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

'Cụ' rùa hồ Gươm nằm phơi nắng hơn 1 tiếng

Sau đợt mưa nhỏ kéo dài, Hà Nội trời hửng nắng, nhiều người đã có dịp chứng kiến rùa hồ Gươm lên nằm ở bãi cỏ dưới chân tháp Rùa khoảng hơn một tiếng.

Ảnh: Hà Đình Đức.
Rùa hồ Gươm nằm nghỉ trên bãi bỏ của chân tháp Rùa. Ảnh: Hà Đình Đức.
Ngày 16/3, trong lúc chụp ảnh ở đền Ngọc Sơn, Phó giáo sư Hà Đình Đức tình cờ thấy "cụ" rùa ở chân tháp Rùa. Lập tức, ông cùng đội an ninh đi thuyền ra nơi rùa nằm để kiểm tra sức khỏe.
"Mai cụ trơn nhẵn, không có nhiều vết lở loét như trước. Khoảng 12h15 cụ lặn xuống hồ", ông Đức nói.
Trước đó, chiều 15/3 cũng là ngày Hà Nội không mưa, "cụ" rùa nổi lên khoảng 30 phút ở phía trước Bưu điện Hà Nội.
Khoảng hơn một tiếng, cụ Rùa xuống hồ. Ảnh: Hà Đình Đức.
Nằm trên bãi cỏ hơn một tiếng, "cụ" rùa lại bơi xuống hồ. Ảnh: Hà Đình Đức.
Theo thống kê của Phó giáo sư Đức, đây là lần thứ 3 rùa hồ Gươm nổi lên trong tháng này. Tháng hai, rùa nổi 4 lần, tháng một "cụ" nổi lên 8 lần.

Thứ Sáu, 14 tháng 3, 2014

Ca khúc: Bài ca nghề luật sư

Rất mong nhận được ý kiến của Quý vị.
Trân trọng cảm ơn.

Đến lúc cần có... internet trên máy bay

(TNO) Đã gần một tuần trôi qua mà thông tin về chiếc máy bay số hiệu MH370 của hãng hàng không Malaysia Airlines vẫn biệt vô âm tín. Giới chức Malaysia cũng như đội cứu hộ có được thông tin về chiếc máy bay này hay không? Có phải vì sự an toàn của hành khách khiến họ phải giấu nhẹm thông tin để phục vụ công tác điều tra? Chỉ biết rằng gia đình của các nạn nhân đang sốt ruột, la hét và chửi rủa hãng hàng không Malaysia Airlines.


Lực lượng tìm kiếm, cứu hộ Việt Nam đang tích cực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích. Trong ảnh là đại úy Nguyễn Thanh Bình trên chiếc máy bay cứu hộ AN 26 số hiệu 261 - Ảnh: Trung Hiếu
Những ngày qua, nhiều người quan tâm theo dõi vụ mất tích của chiếc máy bay cũng loạn lên. Không phải chỉ vì cùng sốt ruột với gia đình các nạn nhân, mà cả thông tin từ giới truyền thông và các đội tham gia tìm kiếm. Mỗi khi xuất hiện thông tin mới, gần như cả thế giới đều hướng sự chú ý đến, với mong muốn đó là tin tốt lành. Thế nhưng chỉ là thất vọng khi những thông tin đó chả liên quan gì đến chiếc máy bay mất tích. Cứ như thế, mỗi khi tia hy vọng mới xuất hiện thì liền ngay sau đó bị dập tắt đi.
Thông tin liên quan đến chiếc máy bay giờ đây trở nên quý giá, bởi nó gắn liền với sinh mạng của các hành khách, hơn thế nữa là về sự an toàn của cả ngành hàng không khu vực. Trong số những giả thuyết về nguyên nhân mất tích của chiếc máy bay, có không tặc và khủng bố. Nguyên nhân nghe đáng sợ, nhưng nhiều người vẫn cầu mong đó là lý do mất tích thực sự, thay vì rơi hay nổ.
Khi thông tin về chiếc máy bay trở nên khan hiếm, nhiều người lại nghĩ đến chuyện "internet trên máy bay". Giá như người ta cho phép sử dụng internet hay điện thoại di động trên máy bay thì có lẽ có hàng tá đầu mối cho bất kỳ sự mất tích nào trên không, mà với nó, các nhà điều tra không phải đau đầu định vị tọa độ.
Người sử dụng điện thoại di động thông minh hay máy tính bảng gia tăng mỗi ngày, theo mật độ sử dụng internet trên thế giới. Với phương tiện công nghệ hiện đại này, người ta có thể cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ thậm chí hàng giây. Nếu trên các chuyến bay cho phép sử dụng internet, hành khách có thể cập nhật thông tin, hình ảnh và video trên trang cá nhân tức thì, thậm chí cả trước khi sự cố có thể xảy ra, mặc dù họ không dự đoán được.
Chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều người trong số 239 hành khách và phi hành đoàn sử dụng điện thoại thông minh để cập nhật thông tin về những gì đang xảy ra bên cạnh họ. Họ cũng sẵn sàng chia sẻ với bạn bè, gia đình trên các mạng xã hội vốn đang được sử dụng khá phổ biến như bất kỳ ứng dụng internet nào.
Việc cho sử dụng internet trên máy bay sẽ ít tốn kém hơn nhiều về tiền bạc và thời gian so với việc huy động 42 tàu và 39 máy bay của 12 quốc gia trong 5 ngày qua. Bộ trưởng Giao thông Malaysia cho biết sẽ không bỏ cuộc cho đến khi tìm ra được tung tích của chiếc máy bay.
Nhiều sự cố xảy ra trên mặt đất ở những nơi internet, sóng di động được sử dụng phổ biến đã chứng minh sự hiệu quả trong công tác điều tra nhờ các điều tra viên “nhân dân”. Họ có thể là người trong cuộc, người chứng kiến ghi lại những giây phút “cuối cùng” làm chứng tích giá trị cho các cuộc điều tra, thậm chí còn giá trị hơn nhiều so với những chiếc hộp đen mà người ta phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm, trong khi thông tin có thể xem ngay trên mạng.
Nhiều hãng hàng không vin vào chuyện internet và sóng di động làm ảnh hưởng đến sóng ra đa của máy bay với trạm điều khiển không lưu dưới mặt đất.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy điều này không đáng lo ngại, nhất là đối với máy bay đời mới. Hiện đã có một vài hãng hàng không cho phép sử dụng internet trên chuyến bay. Tuy nhiên việc sử dụng rất hạn chế, chủ yếu nhằm mục đích quảng cáo, thu hút khách là chính.
Thiết nghĩ nếu các hãng hàng không trên thế giới cho phép sử dụng internet rộng rãi như trên mặt đất thì tình hình có lẽ sẽ khác, nguyên nhân mất tích của MH 370 có thể đã xác định được từ lâu.
Minh Sơn*

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Thú tội của nghi can giết nam sinh vứt xác xuống sông

An thừa nhận đã cho Đạt uống 6 viên thuốc ngủ, trói gập gối lên đầu, chở đến cầu Phú Mỹ, quận 7, TP HCM ném xuống sông rồi mới nhắn tin đòi tiền chuộc.

Ngày 12/3, Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó giám đốc Công an TP HCM cho biết, cơ quan điều tra đã tạm giữ hình sự Nguyễn Kim An (19 tuổi, ngụ Bình Thuận) để điều tra về hành vi Giết người và Cướp tài sản. Nạn nhân là Lưu Vĩnh Đạt (tự "Chẩy", 18 tuổi).
annhon-9126-1394603820.jpg
Chiếc áo học sinh và sợi dây chuyền giúp gia đình nhận dạng thi thể con trai bị giết. Ảnh: Gia đình nạn nhân cung cấp.
Khai với cảnh sát, An cho biết thuê nhà trọ tại phường 4, quận Tân Bình để ở cùng bạn bè và anh chị. Vốn học cùng Đạt tại một trung tâm dạy phần mềm, cả hai chơi với nhau khá thân. Do túng thiếu, An nhiều lần cầm cố laptop, xe máy... và thường nhờ Đạt chở đi học. Thỉnh thoảng, An cũng đến nhà Đạt để mượn máy tính học tập.
Tối 26/2, Đạt nói với gia đình đi học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 6 nhưng thực chất là đến nhà An chơi. Trong lúc trò chuyện, Đạt nói về một khoản tiền lớn mà gia đình đang gửi ở ngân hàng. Nghe vậy, An nảy sinh ý định bắt cóc bạn thân để tống tiền. Hắn lấy 6 viên thuốc an thần bỏ vào nước cho Đạt uống.
Sau khi “trúng thuốc”, Đạt mê man, giãy dụa liền bị An trói gập gối lên đầu. Đang chuẩn bị dọn nhà đi nơi khác, có sẵn nhiều bao tải, An lấy 2 cái bỏ Đạt vào rồi vác xuống lầu. Khoảng 21h30, anh ta dùng xe Ultimo của Đạt, chở bao tải đến cầu Phú Mỹ ném xuống sông.
Sau khi gây án, An lấy sim điện thoại của Đạt đánh lạc hướng gia đình nạn nhân. Sau đó hắn tuyên bố đã bắt cóc Đạt, buộc gia đình phải đưa 600 triệu đồng nếu không sẽ giết con tin. Sự việc được gia đình Đạt trình báo với công an quận Bình Tân, nơi họ cư ngụ.
Đến chiều 4/3, bảo vệ Cảng Tân Thuận 2 (phường Tân Thuận Đông, quận 7) phát hiện thi thể Đạt đang trong quá trình phân hủy. Nạn nhân mặc áo đồng phục trường Ngô Gia Tự, cơ quan điều tra đến xác minh nhưng nhà trường không phát hiện có học sinh mất tích. 3 ngày sau, cha mẹ Đạt nhận ra xác con trai qua sợi dây chuyền kim loại đen gắn hình phật Di Lặc màu xanh ngọc và một số đặc điểm khác.
Vào cuộc điều tra, Công an TP HCM xác định An là nghi phạm chính nên đã tiến hành bắt giữ. “An khai lúc ném bao tải xuống sông, Đạt chưa chết. Khám nghiệm tử thi, chúng tôi tìm thấy nhiều bùn đất trong phổi nạn nhân”, Thiếu tướng Minh cho biết.
Do hiện trường là căn nhà trọ đã bị chủ nhà đập bỏ nên cơ quan điều tra chưa thu thập được dấu vết. Khám xét nơi ở mới của An, cảnh sát thu được chìa khóa và chiếc xe máy của nạn nhân.
"Từ những chứng cứ vật chất này cùng với lời nhận tội của An có thể thấy nghi can có dấu hiệu của tội Giết người và Cướp tài sản. Tuy nhiên, đây chỉ là bước điều tra ban đầu, còn rất nhiều nghi vấn cần phải được làm rõ như: nạn nhân không quá nặng nhưng chỉ một mình An bê bao tải xuống cầu thang xoắn là điều đáng ngờ. Thời điểm đó khoảng 21h30, lẽ nào không ai nhìn thấy", ông Minh nêu nghi vấn và cho hay "không loại trừ khả năng hung thủ có thêm đồng phạm".
thieutuongPhanAnhMinh-6529-1394603820.jp
Thiếu tướng Phan Anh Minh thông tin về vụ án. Ảnh: Quốc Thắng.
Về việc gia đình nạn nhân cho rằng đã trình báo việc Đạt bị bắt cóc, tống tiền nhưng vì cảnh sát tắc trách nên cậu mới bị sát hại, tướng Minh cho biết: "Qua xác minh, Công an quận Bình Tân đã làm đúng quy trình".
Theo ông Minh, khi nhận trình báo, cả Công an quận Bình Tân và vợ chồng anh Nguyên đều có chung nhận định "có thể việc tống tiền là giả" bởi Đạt từng bỏ nhà đi bụi. Sau khi nhận trình báo, đơn vị này đã làm rất nhiều việc, thậm chí cử người đi Quảng Ngãi để xác minh, nắm rõ các mối quan hệ của gia đình... phục vụ công tác điều tra. Ngoài ra, Công an quận Bình Tân cũng hướng dẫn gia đình cách thương lượng, giữ bí mật... để đối phó với "bọn bắt cóc" nhằm kéo dài thời gian để tìm cách cứu con tin. Nhưng do An thân thiết với gia đình anh Nguyên nên đã phần nào dò hỏi và biết được kế hoạch này.
Tuy nhiên, thủ trưởng cơ quan điều tra Công an TP HCM cũng nhìn nhận "Công an quận Bình Tân đã đánh giá không phù hợp với thực tế". Theo vị phó Giám đốc thì nghiệp vụ công an quận không thể bằng các Phòng của công an TP HCM. “Nhận định vấn đề ban đầu của công an Bình Tân không đúng. Việc này chúng tôi sẽ làm rõ do năng lực, trình độ hay vấn đề gì thì cũng cần phải rút kinh nghiệm”, tướng Minh nói thêm.
Ngoài ra, ông Minh cũng cho rằng theo khai nhận của hung thủ, hắn đã ném Đạt xuống sông từ tối 26/2, đến 7h hôm sau mới nhắn tin đe dọa đòi tiền chuộc. 3 tiếng sau đó, tức 10h ngày 27/2 gia đình nạn nhân mới trình báo. Như vậy, nếu bảo công an tắc trách để nạn nhân bị sát hại là không chính xác. "Hiện chúng tôi chưa quy trách nhiệm cho ai bởi lời khai của An có nhiều nghi vấn. Không loại trừ tên này có đồng phạm đã giúp sức giữ con tin để tống tiền nên cảnh sát đang điều tra thêm nhiều nghi can khác mới có thể kết luận”, tướng Minh nói.
 (Nguồn: vnexpress.net)

 

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Trực tiếp: Phát hiện 1 vùng đốm trắng khác lạ trên mặt biển

Lúc 15h30: Theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu từ Cảng Hàng không quốc tế Phú Quốc, công tác tìm kiếm tiếp tục triển khai với tất cả khả năng của chúng ta. Vì vậy, thời gian có thể còn kéo dài. Tùy theo kết quả tìm kiếm, trong chiều nay sẽ định hướng và quyết định phương án tìm kiếm tiếp theo trong ngày mai.


Sự mất tích bí ẩn của chiếc máy bay Malaysia có thể sớm được đưa vào sách giáo khoa

Theo ABC, 3 ngày sau khi chiếc máy bay Boeing 777 mất tích khi đang bay ở khu vực biển phía Bắc Malaysia và phía Nam Việt Nam, việc không tim được các mảnh vỡ hoặc dấu hiệu gì cho thấy điều gì thực sự đã xảy ra với chiếc máy bay này chỉ càng làm dấy lên những đồn đoán vô căn cứ.
Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Malaysia Azaharuddin Abdul Rahman cung cấp thông tin về khu vực tìm kiếm chiếc máy bay mất tích (Ảnh AP)

Những đồn đoán này càng khoét sâu nỗi đau của gia đình và bạn bè của 239 người trên chiếc máy bay nói trên.

Các quan chức Malaysia đã thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tiên trong việc quản lý khủng hoảng bằng cách liên tục cung cấp thông tin cho báo chí và thân nhân những hành khách trên máy bay bất chấp một thực tế rằng thông tin của họ không có gì mới mẻ cả (xem thêm)


 Lúc 15h00:
Thông tin từ Sở chỉ huy Trung tâm Cứu nạn hàng không Việt Nam cho biết, sáng nay, máy bay Trung Quốc IL76 đã được cấp phép vào Việt Nam tìm kiếm. Đến 11 giờ, máy bay này đã bay tới gần khu vực IGARI. Ngoài ra, có một máy bay khác của Trung Quốc là TU 154 cũng đang xin phép vào khu vực tìm kiếm.
Lúc 14h40:  Chiếc MI 117 mang số hiệu 8431 vừa cất cánh để tiếp tục tìm kiếm ở tọa độ 07o59’17’’  - 102o05, cách mũi Cà Mau 180 km. Dự kiến chiếc máy bay này sẽ tìm kiếm ở đây trong khoảng 2 tiếng rưỡi.  Trước đó, chiếc máy bay này đã hạ cánh xuống sân bay Cà Mau lúc 12h15, kết thúc việc tìm kiếm buổi sáng.
Phóng viên Thanh Tùng trao đổi thông tin với thành viên kíp bay

Còn chiếc MI 117 số hiệu 04 sau khi kết thúc việc tìm kiếm sáng nay, đã hạ cánh xuống sân bay Cà Mau. Hiện đang chờ lệnh để chuẩn bị công việc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.

Lúc 14h15: Chiếc máy bay tuần thám hiện đại nhất Việt Nam CASA 212 vừa ghi nhận có vùng đốm trắng khác lạ trên mặt biển ở khu vực tìm kiếm. Hình ảnh này được gửi về Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn trưa nay.




Máy bay CASA được trang bị hệ thống tuần thám biển, chuyên tuần tra biên giới, quan sát, phát hiện dầu loang, dầu tràn trên biển, phòng cháy rừng... CASA có thể hạ độ cao xuống 100m so với mặt biển và được trang bị camera “mắt thần” quan sát ở cự ly 3000m.


Lúc 13h10: PV Lam Hiếu có mặt tại Phú Quốc phản ánh: Ngay sau cuộc họp báo với tại Sở chỉ huy tiền phương vào sáng nay (11/3), ông Lâm Hoàng Sa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đã chủ trì ngay một cuộc họp khẩn với các lực lượng chức năng  của huyện Phú Quốc. Tại đây, tỉnh đã phân công việc cụ thể cho từng cơ quan, ban ngành tại địa phương. 

Ông Lâm Hoàng Sa cho biết thêm, khoảng 4h chiều nay, Ủy ban tìm kiếm cứu hộ cứu nạn của tỉnh cũng sẽ tổ chức cuộc họp để thống nhất phương án tác chiến với các cơ quan ban ngành của tỉnh.

Lúc 12h45: Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ tịch Ủy ban an ninh hàng không dân dụng quốc gia cho biết, hôm nay sẽ tập trung vào khu vực giữa đất liền và Côn Đảo, kéo dài về mũi Cà Mau mở rộng về phía nước ta. Như vậy là lực lượng cũng tăng lên. Ngoài ra, tàu Hải quân 888 đang trên đường hành quân thực hiện nhiệm vụ mà thông tin do hàng không của Hồng Kông thông tin là nhìn thấy những mảnh vỡ trên cao từ phía Đông Nam cách Vũng Tàu 50 hải lý. Tàu Hải quân 888 cũng như lực lượng kiểm ngư tổ chức tìm kiếm nhưng không phát hiện gì.

Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam

"Như vậy thông tin này được kiểm chứng là không có. Tàu hải quan HQ888 với trang bị radar ở dưới nước sẽ thực hiện nhiệm vụ suốt dọc hành trình về phía Đông, tức là về phía tay phải đường bay dự kiến mà chúng tôi nói. Vậy là phạm vi đã mở rộng, lực lượng đã tăng"- Trung tướng Võ Văn Tuấn nói.
Trung tướng Võ Văn Tuấn cho biết, chưa có một dấu vết nào ở khu vực chúng ta khoanh vùng, nên phải mở rộng vùng tìm kiếm cả trên đất liền, vì kinh nghiệm cho thấy là tìm kiếm một nơi nhưng vị trí xảy ra tai nạn ở vị trí khác. Đồng thời cũng điện chỉ đạo các đơn vị giáp ranh biên giới tăng cường phối hợp với các bạn phía Lào, Campuchia để tham gia nhiệm vụ này ở phía lãnh thổ bạn.

Lúc 13h35: Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, tiếp tục các nỗ lực tìm kiếm máy bay bị mất tích của Hãng hàng không Malaisia mang số hiệu MH370, hôm nay, Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn sẽ triển khai thêm 4 máy bay, 7 tàu Hải quân tìm kiếm. Đặc biệt, sẽ sử dụng máy quét đa tia và các thiết bị để quét tìm dưới đáy biển.

>> Quét đáy biển để tìm máy bay mất tích


Lúc 11h40:
 Đại tá Nguyễn Văn Loan – Trưởng phòng Cứu hộ, cứu nạn, Bộ Tư lệnh Quân khu 9, cho biết đã triển khai 2 Sở chỉ huy tiền phương tại tỉnh Cà Mau và Kiên Giang, đảm bảo quân y phục vụ cho công tác cứu nạn chiếc máy bay của Malaysia.


Phóng viên tác nghiệp tại sân bay Cà Mau


Theo đó, có 4  tổ quân y  thuộc Bộ Chỉ huy quân sự hai tỉnh Kiên Giang, Cà Mau cùng  2 tổ quân y và 2 đội phẩu thuật của Bệnh viện 121 được thành lập, đặt tại sân bay Rạch Sỏi, sân bay Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang và sân bay  tỉnh Cà Mau.
Các tổ quân y được đặt dưới sự chỉ huy của hai Sở chỉ huy tiền phương. Ngoài ra, hàng chục phương tiện gồm tàu vận tải, tàu quân y, ca nô, xe cứu thương và nhiều cơ số thuốc và nhiều thiết bị y tế được chuẩn bị, đảm bảo phục vụ cho công tác cứu nạn.
Đến thời điểm này, các phương  án cứu nạn đã được triển khai. Trong đó, các đơn vị đã tiến hành khảo sát nắm tình hình cụ thể từng khu vực, lên phương án phối hợp với các lực lượng để  triển khai, lập các bệnh viện dã chiến, phòng cấp cứu, phòng điều trị… sẵn sàng tiếp nhận bệnh nhân và nạn nhân gặp nạn.

Sẽ tìm được "chìa khóa" vụ máy bay Malaysia mất tích?

Ngày 11/3, một quan chức chống khủng bố của Mỹ cho biết, việc tìm ra thêm thông tin về hai hành khách lên máy bay sử dụng hộ chiếu giả có thể sẽ là chìa khóa để hiểu được tại sau chiếc máy bay này đột ngột biến mất vào sáng 8/3 (xem thêm)


Lúc 11h15:
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, máy bay khi mất tích được xác định đang bay ở độ cao hơn 10.000m.
Thiếu tướng Lê Minh Thành, Phó Tư lệnh Hải quân cho biết, sáng nay một tàu chở dầu báo tin phát hiện một vật thể lạ cách đảo Thổ Chu khoảng 80km. Lực lượng tìm kiếm đang đi tàu tới tiếp cận và xác định vật thể lạ.


Trực thăng của Hải quân Mỹ rời căn cứ tham gia tìm kiếm (Ảnh: Reuters)

Cùng thời điểm này, lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, máy bay khi mất tích được xác định là đang bay ở độ cao hơn 350 feet, tức là khoảng hơn 10.000m. Đã có giả thiết đưa ra là máy bay nổ ở trên không, nếu đúng thì chứng tích các mảnh vỡ sẽ rơi vương vãi dưới biển hoặc đất liền. Tuy nhiên, cho đến hôm nay vẫn không tìm thấy dấu vết nào là mảnh vỡ của máy bay, nên giả thiết đó là không có cơ sở.
Về dấu hiệu máy bay bị tấn công, Sở Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không thông tin cơ quan điều tra của các nước trao đổi chưa tìm thấy nhiều bằng chứng, tuy nhiên cơ quan điều tra vẫn đang tiếp tục làm rõ và không bỏ sót bất cứ chi tiết nào liên quan đến chiếc máy bay này.

Cũng trong sáng nay, Sở Chỉ huy Hà Nội cho biết phía Malaysia yêu cầu tìm kiếm trên biển, trên đất liền đến khi nào thấy máy bay mất tích mới thôi. Sẽ tiến hành tìm lại tất cả điểm đã được tìm kiếm trong 3 ngày qua.
Lúc 11h00: Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn của Cục Hàng không đã quyết định thay đổi hướng bay tìm kiếm. Theo đó, cả hai máy bay sẽ tập trung về hướng cách đảo Phú Quốc 50km về hướng Tây Nam.

“Tới ngày hôm nay, rất nhiều giả thiết về vị trí máy bay rơi đã được đặt ra, chúng tôi đang tính toán để xây dựng phương án tìm kiếm hiệu quả nhất”, ông Đoàn Hữu Gia, Chỉ huy trưởng Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn của Cục Hàng không cho biết.


Một trong số hai máy bay MI 171 vừa cất cáh tại sân bay Cà Mau, 2 PV VOV - ĐBSCL trên 2 máy bay này

Đại diện Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn Hàng không cho biết, hôm nay, Malaysia đã có quyết định bay rà lại các khu vực đã bay tìm kiếm trước đó. Còn Việt Nam sẽ bay tìm kiếm chủ yếu mở rộng ra các khu vực mới, chỉ rà lại khu vực Nam đảo Thổ Chu, còn khu vực Nam Cà Mau sẽ mở rộng sang phía Đông. Lực lượng bay của Việt Nam gồm Không quân, Cảnh sát biển và Tổng công ty khai thác trực thăng Việt Nam sẽ tiếp tục tìm kiếm  (xem thêm).

Câu chuyện bi thương nhất trong số những hành khách trên chiếc máy bay bị mất tích là của hai thanh niên người Pháp Hadrien Wattrelos, 17 tuổi, và Zhao Yan, 18 tuổi, những người cùng đăng ký học tại trường Lycee Francais International de Pekin.
Cặp đôi này đã cùng đăng tải bức ảnh của họ trên trang web của trường vào ngày 29/7/2013 với những lời lẽ tình cảm. Wattrelos viết rằng: “Anh yêu em” và Zhao trả lời rằng: “Ha, dễ thương thế, người yêu của em” (xem thêm)

Cặp đôi Hadrien Wattrelos và Zhao Yan (Ảnh Telegraph)


Lúc 10h25:
Phóng viên Lam Hiếu tham dự buổi họp báo sáng nay tại Phú Quốc cho biết, ông Đỗ Minh Tuấn, Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không Không quân Việt Nam cho biết: Hôm nay tham gia tìm kiếm có 10 máy bay. Theo đó, những máy bay A26 xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất sẽ bay ở độ cao trung bình 3.000-5.000m, trực thăng Mi bay thấp hơn. Do sáng sớm có sương mù nên phải đợi sương tan hết thì khi bay mới cất cánh và tầm quan sát mới tốt hơn. Trên biển thời tiết đẹp, không có sóng to. Nếu có phát hiện vật lạ, khả nghi trên biển thì mới tăng thêm chuyến.

Lúc 10h07:  Hai tàu bay C65 và C66 của Singapore hiện đang tìm kiếm trong khu vực quanh điểm IGARI và có thể mở rộng vào khu vực thuộc FIR Hồ Chí Minh.
Về thông tin của Cơ quan Kiểm soát không lưu Hồng Kông (Trung Quốc) báo phát hiện một số mảnh vỡ lớn trên mặt biển xung quanh tọa độ 09054’18''N-107025’00''E, đêm qua, các lực lượng Hải quân và Hàng hải Việt Nam đã huy động 5 tàu biển kiểm tra nhưng không phát hiện được gì.

Sáng nay, AN26-161 và AN26-287 cất cánh lúc đi làm nhiệm vụ tìm kiếm tại khu vực mở rộng về phía Đông điểm IGARI. Tọa độ khu vực tìm kiếm:

A:  08o02’00’’ N  - 105000’00’’ E
B:  08o50’00’’ N  - 106000’00’’ E
C:  07o00’00’’ N  - 106000’00’’ E
D:  07o00’ 00’’N  - 105000’00’’ E


Không khí đau thương bao trùm sân bay Bắc Kinh do lo ngại 239 người trên chiếc máy bay này khó có thể sống sót.

Sảnh đón khách của sân bay sáng 8/3 ngay lập tức trở nên hỗn loạn khi thân nhân của những hành khách trên chuyến bay MH370 bắt đầu cảm nhận được số phận đáng sợ sẽ xảy ra đối với những người thân yêu nhất của họ (xem thêm)


Lúc 10h00: Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không đang phối hợp tích cực với các lực lượng trong nước và nước ngoài để tìm kiếm và tìm kiếm mở rộng.

Theo thông tin từ Sở chỉ huy trung tâm Hà Nội, việc xác định vị trí máy bay mất tích, Việt Nam và các nước cũng dựa vào vệt máy bay để tìm kiếm, phạm vi chắc chắn sẽ rộng hơn nhiều. Sáng nay sẽ có một số máy bay bay ra khu vực thuộc Bãi Cạn Cà Mau chạy dài đến phía Tây của Côn Đảo để tìm kiếm. Dự kiến, các lực lượng sẽ chia làm 2 khu vực, vùng tìm kiếm sẽ được mở rộng 20.000 km2.


Quan sát tìm kiếm từ trực thăng
Ông Đoàn Hữu Gia, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Quảng lý bay Việt Nam, Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng không Việt Nam tại Hà Nội cho biết: Hiện tại đang có 5 chiếc máy bay của Việt Nam, Malaysia, Singapore, đang hoạt động (trong đó có 2 máy bay Việt Nam, một chiếc sẽ mở rộng về hướng mũi Cà Mau). Tới ngày hôm nay, rất nhiều giả thiết về vị trí máy bay rơi đã được đặt ra, chúng tôi đang tính toán để xây dựng phương án tìm kiếm hiệu quả nhất.


>> Mở rộng vùng tìm kiếm máy bay mất tích thêm 20.000km2
>> 
Huy động ngư dân cung cấp thông tin máy bay Malaysia


Lúc 9h45: 
Tại sân bay Cà Mau, 2 chiếc Mi 117 mang số hiệu 04 và Mi 117 số hiệu 8431 đã cất cánh ra khu vực tìm kiếm. Hai phóng viên Trương Thanh Tùng - Phan Văn Ánh, cơ quan thường trú VOV  Đồng Bằng Sông Cửu Long cũng có mặt trên chuyến bay này.

2 chiếc Mi 117 mang số hiệu 04 và Mi 117 số hiệu 8431 đã cất cánh ra khu vực tìm kiếm


Dự kiến máy bay Mi 117 mang số hiệu 04 sẽ tìm kiếm ở khu vực cách bờ biển Sóc Trăng 180km. chiếc máy bay Mi 117 số hiệu 8431 sẽ tìm kiếm ở khu vực Hòn Chuối, Cà Mau.

Lúc 9h30: Tại Sở chỉ huy tiền phương Phú Quốc, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Qúy Tiêu đang chủ trì cuộc họp báo triển khai công việc tìm kiếm trong ngày hôm nay.

Theo đó, lực lượng Không quân tiếp tục thực hiện các khu vực tìm kiếm ở những vị trí mở rộng. Hôm nay, Sở chỉ huy tiền phương cũng đã xác lập xong sở chỉ huy hiện trường tại đây. Sở chỉ huy tiền phương tại Phú Quốc đã thiết lập xong 2 số điện thoại nóng để cung cấp thông tin về công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn được kịp thời.  



Ông Đỗ Minh Tuấn, phó Tư lệnh quân chủng Phòng không quân  Việt Nam tại buổi họp báo


 Thứ trưởng yêu cầu 3 máy bay AN26 hôm nay tiếp tục tầm bay dưới 1.500m, còn lại 2 chiếc trực thăng MI bay thấp hơn. Trách nhiệm của Việt Nam là sẽ làm hết mình.

Thứ trưởng cũng yêu cầu tỉnh Kiên Giang tiếp tục kêu gọi sự hỗ trợ của các tàu thuyền ngư dân, nếu phát hiện thông báo kịp thời cho ủy ban tìm kiếm cứu nạn của tỉnh; lực lượng Biên phòng của tỉnh tìm hiểu thêm về các ngư dân đang đang bắt cá xung quanh khu vực gần khu vực máy bay nghi bị mất tích, xem ngư dân có thể cung cấp thêm thông tin gì không. Tỉnh cần chuẩn bị sẵn các công việc của mình nếu như tìm kiếm được người cũng như đồ vật trên máy bay.

Về Cảng hàng không sân bay, Thứ trưởng đã yêu cầu chuẩn bị khu vực riêng biệt để kịp thời ứng cứu khi cần thiết; đồng thời tăng cường công tác y tế; tăng cường phương án cho lực lượng bảo vệ hiện trường như hậu cần, phương tiện, con người.


Đã sang ngày thứ 3 của cuộc tìm kiếm nhưng số phận của chiếc Boeing 777 của hãng Malaysia Airlines vẫn còn rất bí ẩn. Mặc dù đã nỗ lực tìm kiếm nhưng lực lượng tìm kiếm cứu nạn cả trên không và trên biển vẫn không tìm thấy dấu vết nào của chiếc máy bay xấu số trên.
Cả cơ quan Điều tra đặc biệt của Malaysia lẫn các cơ quan tình báo của Mỹ và châu Âu không loại trừ khả năng các tay súng đã tấn công chiếc máy bay này. (Xem thêm)


Lúc 9h00: Ông Lê Văn Chiến, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu cho biết, hiện đang có 6 tàu gồm: tàu hải quân, tàu biên phòng, 4 tàu hàng và nhiều tàu ngư dân hoạt động khai thác trên biển đang tìm kiếm ở vị trí nghi có mảnh vỡ kim loại nhưng vẫn chưa thấy gì nghi vấn.



Bản đồ bay phối hợp với các nước


 Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn, Phó tư lệnh quân chủng Phòng không không quân cho biết, tại sân bay Tân Sơn Nhất sẽ tăng cường thêm 2 máy bay CASA 212 cùng với 3 máy bay AN 26 mở rộng khu vực tìm kiếm về hướng Đông và Tây. 

Lúc 8h40: 2 máy bay AN 26 mang số hiệu 286, 261 đã cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất từ lúc 8h04 và sẽ hoạt động trong tọa độ từ vĩ độ 8 độ 00 – 9 độ 00, 103 – 104 cánh mũi Cà Mau 150 – 200 km. Máy bay dự kiến hoạt động khoảng 2 giờ.


Cũng trong sáng nay, 1 chiếc AN26 số hiệu 287 cũng đã cất cánh từ Tân Sơn Nhất đi về phía Nam Rạch Giá làm nhiệm vụ thông tin liên lạc.

Còn tại sân bay Cà Mau 2 chiếc Mi 117 mang số hiệu 04 và Mi 117 số hiệu 8431 đã để nạp đầy đủ nhiên liệu, các tổ lái sẵn sàng ra khu vực tìm kiếm.

Dự kiến máy bay Mi 117 mang số hiệu 04 sẽ tìm kiếm ở khu vực cách bờ biển Sóc Trăng 180km. chiếc máy bay Mi 117 số hiệu 8431 sẽ tìm kiếm ở khu vực Hòn Chuối, Cà Mau.

8h35: Tại sân bay Phú Quốc đang diễn ra cuộc họp báo triển khai kế hoạch tìm kiếm trong ngày 11/3. Hàng trăm phóng viên đã có mặt tại đây, trong đó 2/3 là phóng viên quốc tế. Trước đó, chiếc trực thăng Mi 171 số hiệu 02 đã nạp nhiên liệu tại sân bay Phú Quốc để sẵn sàng tham gia tìm kiếm.

Hàng trăm phóng viên đã có mặt tại họp báo, trong đó 2/3 là phóng viên quốc tế.  (ảnh: Lam Hiếu)

8h20: Phó tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không Không quân Đỗ Đức Minh cho biết, Việt Nam đã huy động CASA, máy bay tuần thám đặc chủng vào cuộc tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. 

Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn cho biết các phóng viên nước ngoài sẽ được ưu tiên và tạo điều kiện tối đa để tác nghiệp.

Sáng nay có nhiều phóng viên trong nước và quốc tế đăng ký lên những chuyến bay cứu hộ ra biển để cập nhật thông tin.

8h00: Sở chỉ huy tiền phương ở Đài kiểm soát không lưu sân bay Phú Quốc họp với các đơn vị liên quan và tỉnh Kiên Giang để triển khai một số phương án tìm kiếm tiếp theo.

Sáng nay, việc tìm kiếm tiếp tục được mở rộng về phía Đông Bắc biển Việt Nam, mở rộng thêm 20.000km2, trong đó, diện tích hướng về phía biển Đông là 15.000km2, khu vực đảo Phú Quốc là 5.000km2.
2 máy bay AN26 xuất phát từ Tân Sơn Nhất ra khu vực biển tìm kiếm cách mũi Cà Mau 15km. 2 máy bay xuất phát từ đảo Phú Quốc là Mi-171 và thủy phi cơ DHC6. Vùng biển Vũng Tàu được nhận điện báo có mảng kim loại cũng sẽ có máy bay đi rà soát lại. Như vậy, xu hướng điều tra đang hướng nhiều về phía biển Đông của Việt Nam.



Ông Đoàn Hữu Gia, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng không Việt Nam cho biết: Lực lượng cứu hộ sẽ tiếp tục tăng cường lực lượng không quân, hải quân nhiều hơn nữa và mở rộng phạm vi tìm kiếm. Việc tìm kiếm sẽ được thực hiện đến cùng cho đến khi mọi vấn đề được làm sáng tỏ. Vị trí dự kiến các hướng cất cánh là từ Vũng Tàu, Tân Sơn Nhất, Cần Thơ, Cà Mau và Năm Căn, độ cao bay ở tầm thấp và tầm trung bình. Cho nên Sở chỉ huy tiếp tục yêu cầu Trung tâm điều hành bay đường dài TPHCM đảm bảo điều hành bay và tìm kiếm trên biển một các an toàn nhất.

Thứ trưởng Giao thông Vận tải Phạm Quý Tiêu cho biết, trong ngày 10/3, lực lượng không quân đã huy động nhiều chuyên cơ, Hải quân đã điều 4 tàu ra hiện trường nhưng đến cuối ngày vẫn không có một tín hiệu tích cực về máy bay Malaysia.
Theo Thứ trưởng, máy bay Singapore phát hiện một vật thể lạ, được cho là mảnh vỡ máy bay. Ngay khi nhận tín hiệu ứng cứu, Việt Nam đã triển khai lực lượng đi trục vớt. Tuy nhiên, vật thể này không liên quan đến máy bay Malaysia.

Phi công thuộc các đội bay trao đổi nhanh sau mỗi chuyến bay về những vấn đề đặt ra trong công tác tìm kiếm, cứu nạn (Ảnh: Thanh Tùng)
Về những mảnh rơi được Hong Kong phát hiện ở Vũng Tàu, Thứ trưởng dự đoán tàu bay khó có thể bay đến khu vực đó.
Theo Thứ trưởng, hôm nay (11/3), lực lượng cứu hộ sẽ tập trung nhiều hơn nữa, mở rộng quy mô tìm kiếm. 
Mỗi ngày, Sở chỉ huy tiền phương tại Phú Quốc sẽ có hai lần thông tin cho báo chí. “Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm. Công tác này được tiến hành liên tục, bằng mọi khả năng có thể”, ông Tiêu khẳng định.
Việt Nam đã cấp phép cho máy bay và tàu của 4 nước vào lãnh hải Việt Nam tham gia nhiệm vụ: Malaysia, Singapore, Mỹ và Trung Quốc. Tổng cộng phương tiện các nước là 34 tàu bay, 40 tàu thủy không kể tàu ngư dân./.

Văn Ánh- Trọng Điển-Thanh Tùng- Lam Hiếu- Phi Long/VOV
Tag:
thành lập doanh nghiệp